Các Bước Đọc X Quang Cơ Xương Khớp

Nội dung chính

Chụp X-quang có thể thấy được sự thay đổi từ số lượng, hình ảnh đến cấu trúc xương. Dựa vào hình ảnh trên X- quang cung cấp sẽ hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương mà bệnh nhân đang gặp phải. Vậy các bước đọc X quang cơ xương khớp được thực hiện như thế nào, sau đây hãy cùng Milk Tricare tìm hiểu nhé

1. Hình ảnh xương khớp bình thường trong chụp X- quang

1.1. Xương

Xương dài còn gọi xương ống gồm có:

  • Đầu xương (còn gọi xương xốp)
  • Thân xương có: Xương đặc (còn gọi vỏ xương) nơi có thành phần chất cản quang lớn và ống tủy nơi không có chất cản quang
  • Trong thành phần của sụn xương gồm có: Sụn viền bờ xương, sụn nối tiếp tại đầu xương. Phần màng xương sẽ không có chất cản quang, vì vậy sẽ không nhìn được trên phim X-quang.

Xương dẹt, xương con: Đầu xương được bọc lớp vỏ xương đặc nên cản quang kém, trên phim hầu như chỉ thấy đầu xương.

1.2. Khớp

Phần khớp dễ thấy trên phim gồm: đầu xương, khe xương.

  • Với trẻ nhỏ, khe khớp nhìn thấy rộng bởi sụn ở đầu xương vẫn còn nhiều. Các phần không có chất cản quang sẽ không thấy được như: bao hoạt dịch, sụn chêm, dây chằng.
  • Khớp chỉ nhìn rõ trên phim X-quang khi khớp vôi hoá.

1.3. Nhân xương

  • Nhân trong xương còn gọi điểm cốt hóa: Lúc nhỏ chúng nằm tại đầu của xương dài, lúc trưởng thành chúng bị cốt hoá và hoà vào thân xương.
  • Xương dẹt, xương con: Đều có phần nhân xương, đó chính là lớp sụn bọc đầu xương.
  • Nhân xương phát triển: Ban đầu, cấu tạo lớp mô sụn không có chất cản quang, sau quá trình cốt hoá lấy cản quang từ thân xương, dần thấy được trên phim X-quang.

2. Sự thay đổi bất thường của xương trên phim X-quang

Hiểu nhầm về loãng xương

Khi loãng xương, các vân xương lẫn bè xương trở nên dễ nhìn thấy trên phim X-quang, nguyên nhân do lượng canxi giảm trong xương

2.1. Thay đổi số lượng xương

Số lượng xương bị thay đổi có thể dư thừa hoặc thiếu hụt. Đặc biệt ở xương chi, sự thiếu thừa là dị tật bẩm sinh, xuất hiện ngay từ khi sinh ra. Sự bất thường này cũng khá hiếm xảy ra, không nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.2. Thay đổi hình dạng xương

Thay đổi về hình dạng xương khá gặp và phổ biến. Khi toàn bộ phần khung xương có kích thước lớn hơn hẳn so với bình thường, đây là một kiểu thay đổi bất thường, nguyên nhân được tìm thấy bởi sự rối loạn yếu tố nội tiết. Hoặc trường hợp khung xương nhỏ hơn hẳn so với bình thường, nguyên nhân từ bệnh suy dinh dưỡng, còi xương.

Bất thường hay gặp nhất là các kiểu biến dạng gây nên bởi gãy xương, loạn sản xương hay u xương.

2.3. Thay đổi cấu trúc xương

Dựa vào tính cản quang của cấu trúc xương để người ta có thể thấy được những bất thường trong cấu trúc xương trên phim chụp X-quang.

  • Loãng xương

Loãng xương là hiện tượng suy giảm lượng canxi trong xương. Bệnh thường gặp trong hình thể thưa xương, xuất hiện nhiều từ độ tuổi trung niên. Nguyên nhân do những bất động tại ổ gãy tồn tại lâu ngày, hoặc loãng xương gặp ở giai đoạn sớm của bệnh lao xương khớp và viêm cốt tủy…

Loãng xương khiến mật độ xương giảm, vỏ xương mỏng, các thớ xương mỏng và thưa. Khi loãng xương, các vân xương lẫn bè xương trở nên dễ nhìn thấy trên phim X-quang, nguyên nhân do lượng canxi giảm trong xương.

  • Tiêu xương

Tiêu xương là hình ảnh không còn cấu trúc xương ở một vị trí nào đó, tổ chức xương bấy giờ được thay bằng tổ chức khác.

Ô xương tiêu có thể thấy ở đoạn đầu xương hoặc đoạn thân xương, cũng có thể là trong ống tuỷ hoặc tại vỏ xương. Đường ranh giới gãy thường thấy ở trạng thái đứt gãy nham nhở, có thể thấy rõ nét.

Tại ổ tiêu xương, mức cản quang đồng nhất, cũng có thể xuất hiện vách ngăn, hoặc thấy được ở thể hình vôi hóa xương, hay cản quang có dạng hình nốt đậm, đây là hình dạng chả các mảnh xương vỡ tạo nên.

Tiêu xương dễ gặp khi người bệnh xuất hiện các khối u ác hình thể tiêu xương, cả ở cấp độ nguyên phát lẫn di căn thứ phát.

  • Đặc xương

Đặc xương là hiện tượng tăng mật độ xương, vỏ xương dày, các thớ xương sát và dày. Xuất hiện trên phim X-quang những khố xương dày, màu đậm, thấy rõ nhất ở bè xương hay mặt bên trong màng xương. Đặc xương dễ gặp trong các trường hợp xương ổ bị gãy, viêm cốt tủy mãn tính, u xương di căn… Hiện tượng đặc xương của xương dài khiến ống tủy bị che lấp.

  • Chết xương

Là tình trạng cấu trúc xương chỉ còn hiện diện thành phần các khoáng chất, không còn thành phần chất hữu cơ. Xương chết có thể xuất hiện trong cốt tủy viêm, hoại tử vô khuẩn sụn tiếp hợp đầu xương và các xương con đang trong quá trình cốt hoá.

Những thay đổi ở xương như mô tả trên đây có thể diễn ra độc lập hoặc kết hợp với nhau trong một số bệnh lý.

3. X-quang trong chẩn đoán gãy xương

X-quang phổi

Với các điểm gãy xương to, xương lớn, các trục xương bị di lệch đi nhiều, chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn

Gãy xương là sự phá huỷ đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học, gây ra gián đoạn truyền lực qua xương.

3.1 Yêu cầu chẩn đoán

Với các điểm gãy xương to, xương lớn, các trục xương bị di lệch đi nhiều, chẩn đoán sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với trường hợp xương gãy rạn hay xương gãy không có di lệch thì chẩn đoán luôn khó khăn và mất thời gian hơn. Đối với chẩn đoán qua phim X-quang gãy xương, nên lưu ý những đường sáng không phải đường nứt gãy của xương mà rất dễ nhầm lẫn như đoạn tiếp giáp đầu xương và khe sụn, hay những vết hằn do mạch máu gây ra…

3.2 Xác định chẩn đoán qua hình ảnh phim chụp

Chẩn đoán xác định ổ gãy của xương trên phim:

  • Vị trí tập trung của ổ gãy

Vị trí này có thể xác định dựa trên các mốc khi giải phẫu trong hệ xương của bệnh nhân. Đối với xương dài, thường sẽ được phân chia định khu tuỳ thuộc vào vị trí xác định của vùng. Ví dụ: 1⁄3 trên, 1⁄3 dưới hay điểm giữa…

  • Hình thái chung của ổ gãy, được hiểu là các dạng đường gãy

Các kiểu đường gãy có thể gặp như gãy gãy vát chéo, gãy dập xương, gãy chạm tới khớp, gãy qua đoạn sụn tiếp giáp khiến bong sụn, gãy cành xanh (chỉ có ở trẻ), gãy xương đòn, gãy lún, gãy ngang…

Ngoài ra, căn cứ vào tình trạng hình thái của ổ gãy nhằm xác định đường gãy gắn liền với các bệnh lý.

  • Xác định di lệch của gãy xương

không di lệch, di lệch sang bên, di lệch chồng ngắn, di lệch xa nhau, di lệch gập góc, di lệch xoay. Để xác định di lệch tại các ổ gãy xương dài, người ta dựa trên đầu ổ gãy ngoại vi.

3.3 Căn cứ trên một số vị trí gãy xương thường gặp

  • Xương tay: Gãy cổ trong trường hợp phẫu thuật cho xương ở cánh tay, gãy xương quay ở đầu xương dưới, gãy khối lồi cầu trên xương ở cánh tay, gãy phần xương bàn tay ngón tay, gãy xương trụ kèm sái khớp trụ quay, gãy xương…
  • Xương chân: Gãy cổ phần xương đùi, gãy mấu liên chuyển ở xương đùi, gãy thân xương đùi, gãy xương vùng cẳng chân, gãy xương mâm chày, gãy 1⁄3 xương mác dưới kèm gãy mắt cá trong, vỡ bánh chè…

4. Lưu ý khi chụp X-quang xương

4.1 Không lạm dụng chụp X -quang nhiều lần

Ngoài nguyên nhân từ máy chụp X-Quang không đạt chuẩn, bệnh nhân còn bị nhiễm xạ từ sự lạm dụng cả về thời gian chụp, lẫn số lần chụp. Hậu quả của điều này là chất bài tiết của những bệnh nhân chụp X-Quang cũng gây tác hại rất lớn đối với những người xung quanh.

4.2 Phụ nữ đang mang thai

Dù có chấn thương xương nhưng việc chụp X-Quang trong quá trình mang thai hầu hết sẽ bị ảnh hưởng rất lớn tới thai nhi do bức xạ. Các bà mẹ nên hết sức thận trọng đối với việc siêu âm thai ngoài mục đích chẩn đoán bệnh, do bức xạ phát ra từ những chiếc máy được sử dụng có thể gây hại cho thai như sảy thai, dị tật…

Chụp X-quang có giá trị hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị xương khớp nói chung và gãy xương nói riêng cả ở trẻ em lẫn người lớn. Tuy nhiên việc lạm dụng chụp X-quang sẽ gây hậu quả xấu không chỉ tới người bệnh mà cả những người xung quanh.

Sữa Milk Tricare được các chuyên gia hàng đầu nghiên cứu dành riêng cho người ngoài 30 tuổi gặp vấn đề về xương khớp. Sản phẩm giúp cải thiện tình trạng vấn đề xương khớp ở người trên 30 tuổi tốt gấp 3 lần sữa canxi thông thường:

  • Cơ – xương – khớp chắc khỏe ngay cả khi vận động mạnh  
  • Giảm đau khớp hiệu quả.
  • Tái tạo và bảo vệ khối cơ, ngăn cản sự thoái hóa cơ bắp theo năm tháng.

Sữa Milk Tricare trị xương khớp có hiệu quả gấp 3 lần so với sữa canxi thông thường

Theo kết quả thống kê thu được từ phản hồi của người sử dụng, sữa Milk TriCare Canxi không gây ra bất kỳ tác dụng phụ hay triệu triệu chứng bất lợi nào trong quá trình sử dụng.

Hầu hết đều nhận thấy xương khớp bắt đầu được cải thiện sau 1 tuần sử dụng. Sau khi sử dụng sản phẩm khoảng một tháng, các khớp chuyển động ổn định và trơn tru hơn nhiều, không còn xuất hiện các cơn đau nhói ở cẳng xương hay tại các khớp.

Kiểm tra mật độ xương định kỳ mỗi 3 tháng, 6 tháng nhận thấy mật độ xương có tăng lên, tuy không quá nhiều nhưng tương đối ổn định, hỗ trợ ngăn cản được sự thoái hóa của xương khớp theo thời gian.

Ghi nhận 92,8 % người dùng phản ánh tốt về hiệu quả mà Milk TriCare Canxi đem lại.

Milk TriCare Canxi là thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tương đối an toàn, do đó bất kỳ ai trong độ tuổi ngoài 35 đều có thể sử dụng. Với người trẻ tuổi (dưới 35 tuổi) thì nên lựa chọn một loại sản phẩm khác phù hợp hơn thay vì Milk TriCare Canxi do ngoài canxi, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần khác như glucosamin hay HMB (thành phần không cần thiết cho người trẻ tuổi).

Hy vọng những thông tin vừa rồi có thể cung cấp thêm kiến thức cần thiết cho bạn, giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt nhất nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới số Hotline 0963670678 để được các Dược sĩ tư vấn và hỗ trợ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0963.670.678
messages
zalo
scoll me